POP và U-POP là gì?
POPs (Persistant Organic Polutants) là tên gọi tắt của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hoặc có thể do vô ý phái thải trong quá trình sản xuất. Do có sự kết hợp đặc biệt giữa tính chất vật lý và hóa học, các chất này có thể dẫn đến hình thành 4 đặc tính nguy hại khi thải ra môi trường:
- Khó phân hủy trong môi trường tự nhiên;
- Có khả năng phân tán rộng vào các thành phần môi trường;
- Có khả năng tích tụ sinh học;
- Độc hại cho người và động vật.
U-POPs: (Unintentional Persistent Organic Pollutants) hay còn được gọi là chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy phát sinh không chủ định, được tạo ra từ quá trình nhiệt đốt cháy không hoàn toàn, liên quan đến chất hữu cơ và clo hoặc do các phản ứng hóa học.
Trong các U-POP, Dioxin/Furan là những chất có độc tính cao nhất. Chúng rất bền trước các tác nhân phân hủy hóa học, vật lý và sinh học, tích luỹ nhiều trong mỡ động vật, từ đó lan truyền trong các chuỗi thức ăn gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người, gây ra các bệnh như ung thư, rối loạn nội tiết, dị tật bẩm sinh…
Lợi ích của áp dụng Hoá học xanh
- Đối với cộng đồng dân cư: Hoá học xanh giúp nâng cao tính an toàn của sản phẩm, giảm thiểu những gánh nặng về môi trường do ngành công nghiệp gây ra.
- Đối với các ngành, và cơ sở sản xuất công nghiệp: Thay thế hoặc giảm thiểu việc sử dụng hoá chất có tính độc hại trong sản xuất sẽ giúp sản phẩm tạo ra được đánh giá cao hơn, tiếp cận được những thị trường ở các quốc gia tiên tiến – nơi có những yêu cầu khắt khe về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Việc áp dụng Hoá học xanh kết hợp cùng với những sáng kiến về tiết kiệm tài nguyên, năng lượng có thể giúp giảm thiểu chi phí sản xuất.
- Đối với các cơ quan chính phủ: Việc áp dụng Hoá học xanh có thể giúp giảm thiểu kiểm soát đối với những cơ sở, ngành công nghiệp đang áp dụng Hoá học xanh, qua đó giúp các cơ quan chính phủ có thể tập trung vào những ưu tiên khác cấp thiết hơn về bảo vệ môi trường.
12 nguyên tắc của Hóa học xanh
12 nguyên tắc của Hóa học xanh sẽ được xem xét ứng dụng trong quản lý hoá chất từ khâu thiết kế, quá trình sản xuất, tiêu dùng đến tiêu huỷ chất thải. Cụ thể như sau:
- Phòng ngừa chất thải: Ưu tiên ngăn ngừa sự phát sinh của chất thải thay vì xử lý hay làm sạch chúng.
- Kinh tế nguyên tử “Atom”: Các phương pháp tổng hợp phải được thiết kế sao cho các nguyên liệu tham gia vào quá trình tổng hợp được tận dụng tới mức tối đa trong sản phẩm cuối cùng.
- Tổng hợp hóa học ít nguy hiểm: Các phương pháp tổng hợp được thiết kế nhằm sử dụng và tái sinh các chất ít hoặc không gây nguy hại tới sức khỏe con người.
- Thiết kế hóa chất an toàn: Sản phẩm hóa chất được thiết kế, tính toán sao cho có thể đồng thời thực hiện được chức năng của sản phẩm nhưng lại giảm thiểu được tính độc hại.
- Dung môi, phụ gia an toàn: Trong mọi trường hợp có thể, nên dùng các dung môi, các chất tham gia vào quá trình tách và các chất phụ trợ khác không có tính độc hại.
- Sử dụng năng lượng hiệu quả: Các phương pháp tổng hợp được tính toán sao cho năng lượng sử dụng cho các quá trình hóa học ở mức thấp nhất.
- Sử dụng nguồn liệu tái tạo: Nguyên liệu dùng cho các quá trình hóa học có thể tái sử dụng thay cho việc loại bỏ.
- Giảm các dẫn xuất: Vì các quá trình tổng hợp dẫn xuất đòi hỏi thêm các hóa chất khác và thường tạo thêm chất thải.
- Xúc tác an toàn: Tác nhân xúc tác nên dùng ở mức cao hơn so với đương lượng các chất phản ứng.
- Tính toán – Thiết kế sản phẩm dễ phân huỷ, sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường: Các sản phẩm hóa chất được tính toán và thiết kế sao cho khi thải bỏ, chúng có thể phân huỷ trong môi trường.
- Phân tích thời gian hữu ích để ngăn ngừa ô nhiễm: Phát triển các phương pháp phân tích cho phép quan sát và kiểm soát việc tạo thành các chất thải nguy hại.
- An toàn hoá chất, phòng ngừa sự cố cháy nổ: Các hợp chất và quá trình tạo thành các hợp chất sử dụng trong các quá trình hóa học cần được chọn lựa sao cho có thể hạn chế tới mức thấp nhất mối nguy hiểm có thể xảy ra do các tai nạn, kể cả việc thải bỏ, nổ hay cháy.
Hóa học xanh là gì ?
Hóa học xanh là khái niệm về phát triển hóa học một cách bền vững thông qua việc triển khai những sáng kiến giảm thiểu hoặc loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi quá trình sản xuất và thành phẩm. Hóa học xanh tìm cách giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm từ nguồn gốc của nó.
Khái niệm về Hóa học xanh xuất phát từ các kiến nghị của Hiệp ước Phòng chống ô nhiễm được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào năm 1990.