Hoá học xanh trong những chương trình của Bộ Công Thương
Bộ Công Thương sẽ tập trung vào việc xây dựng năng lực kỹ thuật cho các cơ quan trực thuộc Chính phủ và ngành công thương; tăng cường năng lực cho những cơ quan chuyên môn, và các hiệp hội đối tác về Hoá học xanh bằng cách:
- Thiết lập mạng lưới các chuyên gia, đội ngũ tư vấn (cá nhân và tổ chức) đã được đào tạo về chuyên môn liên quan, nhằm xây dựng đội ngũ tư vấn lâu dài cho những ngành, cơ sở sản xuất công nghiệp trong việc áp dụng những thực hành Hoá học xanh. Hoạt động này sẽ được thực hiện thông qua việc thiết lập một nhóm chia sẻ trên mạng xã hội Facebook, website hoặc đường dây nóng về Hoá học xanh mà trong đó những doanh nghiệp có thể đưa ra những câu hỏi cụ thể liên quan đến triển khai Hoá học xanh và nhận được những trả lời từ phía chuyên gia.
- Xây dựng năng lực cho các viện nghiên cứu và những đối tác đã có kinh nghiệm thực hiện các hoạt động liên quan đến chương trình “Sản xuất Sạch hơn” và “Bảo vệ Môi trường” để giúp những cơ quan/tổ chức này có thể cung cấp những dịch vụ liên quan đến Hoá học xanh.
- Phối hợp với những đối tác thực hiện của GEF như UNDP và UNIDO, vốn là những tổ chức đã có những hỗ trợ cho những chương trình tương tự (VD: Chương trình Trung tâm Sản xuất Sạch hơn và Diễn đàn Công nghiệp Xanh – Green Industry Plattform (GIP)).
- Cân nhắc việc thành lập một “Chi bộ Hóa học xanh – Green Chemistry Cell” có nhiệm vụ chính nhằm xúc tiến Hoá học xanh tại Việt Nam, giúp kết nối những doanh nghiệp có mối quan tâm đến Hoá học xanh với những chuyên gia và thông tin liên quan, hướng dẫn những doanh nghiệp về cách vận dụng những cơ chế khuyến khích hiện có.
Hoá học xanh trong những chương trình giảng dạy đại học và dạy nghề chuyên ngành
Dự án cũng dự định xây dựng năng lực kỹ thuật về Hoá học xanh cho những cơ sở nghiên cứu khác, ví dụ như cho những trường đại học, cho các viện nghiên cứu, các đơn vị, công ty tư vấn và cho những cơ quan, tổ chức liên quan khác v.v… nhằm mục đích mở rộng nền tảng tri thức về Hoá học xanh của quốc gia. Các bài giảng đào tạo ngoại khoá được thực hiện tại các cơ sở sản xuất. Có ít nhất 20 học viên cho mỗi ngành (10 nam và 10 nữ) sẽ được đào tạo về Hoá học xanh tại các khoá đào tạo do Bộ Công Thương điều phối. Những khóa đào tạo giảng viên (Training of Trainers – ToTs) sẽ được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ của Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam, và/hoặc Trung tâm Đào tạo về Bền vững Môi trường và Xã hội.
Các bước thực hiện:
- Dự án sẽ tổ chức những hoạt động đào tạo cho các cá nhân.
- Huy động sự tham gia của họ (với tư cách là người giảng dạy) trong các khóa đào tạo ToTs liên quan đến nâng cao nhận thức về Hoá học xanh.
- Xây dựng nền tảng tri thức cho những người này thông qua những hoạt động thực hành thực tế về Hoá học xanh tại những cơ sở công nghiệp. Những chuyên gia được đào tạo chung cuộc sẽ được tham gia vào hoạt động áp dụng thực tế Hoá học xanh (như một phần của hợp phần 3 – hợp phần ứng dụng của dự án). Đối với mỗi ngành công nghiệp đã được xác định (trong tổng số 06 ngành).
Mục tiêu:
- Ít nhất 1 khóa đào tạo cho từng ngành.
- Quy mô dự kiến tối thiểu của một khóa đào tạo là 10 giảng viên/khóa
- Tổng số giảng viên được đào tạo dự kiến tối thiểu là 60 người
Hoá học xanh trong những chương trình đào tạo sau đại học
Dự án cũng sẽ dự kiến thúc đẩy việc thiết lập các mối quan hệ đối tác giữa những cơ sở đào tạo sau đại học tại Việt Nam với các quốc gia có trình độ R&D tiên tiến về Hoá học xanh nhằm đảm bảo rằng:
- Những sinh viên, nghiên cứu sinh, học viên và những cơ sở đào tạo của Việt Nam hội nhập được vào, và trở thành một phần của, cộng đồng tri thức, và những mạng lưới trao đổi thông tin, quốc tế.
- Những cá nhân và cơ sở đào tạo liên quan tại Việt Nam có thể tiếp cận thông tin về những bước phát triển mới trong lĩnh vực Hoá học xanh một cách dễ dàng hơn.
Hoá học xanh trong triển lãm kỹ thuật
Hoá học Xanh sẽ được lồng ghép trong ít nhất một sự kiện quảng bá thương mại và xúc tiến thúc đẩy công nghệ, phương pháp tiếp cận Hoá học xanh.
Việc xác định những kênh, và những diễn đàn, phù hợp để giới thiệu những công nghệ mới nhằm thúc đẩy việc triển khai Hoá học xanh tại 6 ngành sản xuất công nghiệp ưu tiên của dự án (Ví dụ: Triển lãm Infor Tech do Bộ Công Thương chủ trì) sẽ được thực hiện bởi những nhà tài trợ song phương và các đại sứ quán của các quốc gia đối tác liên quan tại Việt Nam.
Hoá học xanh trong các chương trình hội thảo
Trong quá trình thực hiện dự án sẽ tiến hành tổ chức 02 hội thảo:
- Hội thảo giới thiệu về Hoá học xanh tại 2 ngành được lựa chọn để trình diễn Hoá học xanh. Hội thảo sẽ trình bày và đề xuất về những hoạt động Hoá học xanh tiềm năng (bao gồm cả những nội dung liên quan đến lợi ích-chi phí của từng hoạt động); và về những cơ chế khuyến khích tiềm năng có thể được áp dụng. Những phương thức trao đổi thông tin và kiến thức với những cơ sở, ngành công nghiệp tham gia vào các hoạt động trình diễn cũng sẽ được thảo luận và thiết lập.
- Hội thảo thứ hai sẽ được tổ chức với nội dung chính nhằm “giải quyết các vấn đề”. Những kinh nghiệm về áp dụng Hoá học xanh tại hai ngành được lựa chọn sẽ được thảo luận, và giải pháp cho vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện sẽ được xác định. Hội thảo này cũng sẽ báo cáo về những lợi ích của các phương pháp tiếp cận về Hoá học xanh đối với các cơ sở/ngành công nghiệp và người dân nói chung, thảo luận về những hướng đi tiếp theo, và chia sẻ về những câu chuyện thành công và bài học kinh nghiệm.
Những hội thảo này sẽ được tổ chức có sự cộng tác của Viện Nghiên cứu Công nghệ Hóa học Hàn Quốc (Korean Research Institute of Chemical Technology – KRICT) và những đối tác phát triển, cũng như những viện nghiên cứu có cùng có mối quan tâm khác.